Ngày đăng: 23-10-2015
Trong thi công xây lắp, cũng như ngành cơ khí chế tạo thì việc xác định được trọng lượng của thép hình luôn là yếu tố rất quan trọng; mặt khác nó giúp ích rất nhiều cho việc hạch toán vật tư cũng như trong lập dự toán của các dự án. Có nhiều công thức tính trọng lượng khác nhau, nhưng hình chung họ đều quy lại theo kích thước chuẩn và nhân với trọng lượng của một khối thép chuẩn là 7850kg.
Sau đây nhà thầu thi công An Định xin tóm tắt giới thiệu công thức tính trọng lượng các loại thép phổ biến nhất hiện nay.
Các ký hiệu sử dụng thống nhất trong tất cả các công thức:
Những ký hiệu trong các công thức tính trọng lượng thép hình được ký hiệu bởi các chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh và được thống nhất trên toàn cầu.
T: Dày; W: Rộng; L: Dài;
A: Cạnh; A1: Cạnh 1; A2: Cạnh 2;
I.D: Đường kính trong; O.D: Đường kính ngoài;
* Thép tấm:
Tấm: Trọng lượng(kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm)x Tỷ trọng(g/cm3)
* Thép ống tròn:
Trọng lượng(kg) = 0.003141 x T(mm) x {O.D(mm) – T(mm)} x Tỷ trọng(g/cm3) x L(mm)
* Thép hộp:
Trọng lượng thép hộp vuông(kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)
Trọng lượng thép hộp chữ nhật(kg) = [2 x T(mm) x {A1(mm) + A2(mm)} – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)
* Thép hình chữ I
* Thép hình chữ H
* Thép chữ L
* Thép hình chữ U
Kết luận: Trong thi công phá dỡ và thanh lý thu mua phế liệu các công trình công nghiệp thì việc các định chính xác trọng lượng của thép hình sẽ giúp ích không nhỏ vào việc định giá chính xác nhất công trình. Cũng như cách tính trọng lượng thép gân, thì việc tính trọng lượng thép hình bao giờ cũng có biên độ giao động bởi như trong các bảng xác định trọng lượng ở trên đều là "tiêu chuẩn". Nhưng ngoài thực tế trọng lượng có thể thay đổi (+) (-) 0.05% tùy thuộc vào mức độ hư hao của thép, cũng như nguồn gốc xuất chứ của thép.
sat thep 24h : http://satthep24h.net/ | hotel gia re : http://hotelgiare.net/ dich vu ve sinh nha xuong : http://luantranco.com/